Số hóa công tác quản lý khoa học tại BIDV – Bước tiến quan trọng
Công tác NCKH tại BIDV đã hình thành cách đây gần 25 năm. Mô hình quản lý gồm 2 cấp hệ thống và cơ sở với các thành phần: HĐQT (với vai trò định hướng, dẫn dắt), Ban Điều hành (TGD, PTGD phụ trách Viện ĐT&NC…), Hội đồng KH&CN cả cấp hệ thống và cơ sở, trong đó, Chủ tịch HDDKH cấp Hệ thống là Chuyên gia KTT BIDV –Giám đốc Viện ĐT&NC và gần 40 thành viên là các Giám đốc các đơn vị HSC và một số chi nhánh trên các địa bàn. Ngoài ra có đội ngũ 30 Chuyên gia là Tiến sỹ, các cán bộ LD Phòng có nhiều kinh nghiệm, chuyên sâu trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, quản lý rủi ro, tài chính…. Cơ quan Thường trực là Viện ĐT&NC – đơn vị chuyên trách quản lý hoạt động NCKH toàn hệ thống. Như vậy, quy mô mạng lưới hoạt động NCKH được trải rộng từ HSC đến các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc (hơn 200 đơn vị cùng 27 ngàn cán ).
Hàng năm tính trung bình số lượng các đề tài, sáng kiến, ý tưởng tham gia hội thi sáng kiến chuyển đổi số, Hack the idea cả cấp hệ thống và cơ sở lên tới hàng nghìn. Con số khổng lồ này khiến cho công tác rà soát, kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiên cứu của Cơ quan thường trực rất vất vả. Thêm vào đó với số lượng thành viên HĐKH có 40 người như e đã nêu trên phải chấm đánh giá trên Phiếu chấm điểm đối với từng đề tài/sáng kiến/ý tưởng một cách thủ công sẽ làm ảnh hưởng lớn việc thực hiện công tác chuyên môn của các thành viên
Với quy mô quản lý hoạt động NCKH ngày càng lớn đòi hỏi phải nghiên cứu cách thức tự động hóa các luồng quy trình, giảm tải các thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian và công sức cho các thành phần tham gia quy trình, nhất là các đơn vị đăng ký, thành viên Hội đồng xét duyệt và Thường trực.
Từ những yêu cầu trong công tác số hóa quy trình quản lý nêu trên, BIDV đã nghiên cứu và xây dựng Chương trình Quản lý khoa học ứng dụng công nghệ BPM (Business Process Management): là công nghệ Quản lý quy trình nghiệp vụ đề cập tới sự kết hợp của việc mô hình hóa, tự động hóa, thực thi và tối ưu hóa các luồng hoạt động, hỗ trợ những mục tiêu, kết quả của một quy trình, vì vậy có thể đáp ứng tốt nhu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở BIDV và công nghệ ECM (Enterprise Content Management): là một hệ thống bao gồm phương pháp và các bộ sản phẩm được sử dụng để thu nhận, quản lý, lưu trữ có thể đáp ứng tốt việc lưu trữ, tra cứu tài liệu nghiên cứu khoa học, hồ sơ sáng kiến. Nhờ ứng dụng 02 công nghệ này, chương trình đã được số hóa theo quy trình xuyên suốt bài bản từ khâu đăng ký ý tưởng đến rà soát hồ sơ, đánh giá chấm điểm, tổng hợp kết quả và xuất báo cáo giúp tăng năng suất lao động ; chuẩn hóa công tác quản lý, kiểm tra đánh giá hồ sơ đề tài/sáng kiến; tiết kiệm giấy tờ, giảm được ¾ thời gian thao tác cũng như tiết kiệm chi phí in ấn rất phù hợp với xu hướng ngân hàng , xu hướng chuyển đổi số theo chiến lược phát triển KHCN, Đổi mới sáng tạo ngành .
Ngoài ra, Chương trình cũng được sử dụng như 1 thư viện khổng lồ giúp cán bộ truy cập tìm kiếm thông tin, tài liệu là các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sáng kiến theo nhiều tiêu chí khác nhau (lĩnh vực, chủ đề nghiên cứu; đơn vị; …) và bất cứ thời điểm nào.
Đến hôm nay, BIDV có thể khẳng định Phần mềm QLKH của BIDV đang là duy nhất và Với phần mềm này, có thể áp dụng mở rộng số hóa cho các NHTM, các DN có cùng mô hình quản lý theo cấp Hệ thống, cơ sở. Do luồng quy trình đáp ứng các quy định của Bộ KH&CN (đối với Sáng kiến) và NHNN (đối với Đề tài), nên phần mềm cũng dễ dàng áp dụng tại các DN, NHTM khác. Ngoài ra, với NHNN cũng có thể tham khảo áp dụng cho quy trình quản lý đề tài NKKH cấp ngành.. Nếu dc áp dụng 1 chương trình số hóa hoạt động như tại BIDV sẽ rất hiệu quả, chính xác, tiết kiệm nhân lực và mang tính dài hạn.
Theo BIDV