Viettel e-Cabinet tiết kiệm ít nhất 30% thời gian các phiên họp của Chính phủ

12/11/2021
Là hệ thống duy nhất và đầu tiên tiếp cận, phục vụ cho tất cả các thành viên Chính phủ sử dụng hàng ngày, Viettel e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công viêc của Chính phủ) vừa được vinh danh tại Giải Sao Khuê 2020 cho giải pháp phần mềm xuất sắc.

Viettel e-Cabinet là sản phẩm được Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Viettel) triển khai từ ý tưởng của Văn phòng Chính phủ, khai trương vào tháng 6/2019. Đây được xem là sản phẩm lịch sử, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ trong việc xây dựng xây dựng một Chính phủ không giấy tờ, hướng tới một Chính phủ số.

Điểm nổi bật của Viettel e-Cabinet so với các hệ thống tương tự tại nhiều quốc gia đã triển khai trước đó là không chỉ phục vụ các cuộc họp của Chính phủ, thực hiện biểu quyết, mà hệ thống này còn hỗ trợ xử lý toàn trình công việc của Chính phủ.

Hiện tại, Chính phủ có thể họp hoàn toàn phi giấy tờ với Viettel e-Cabinet và biểu quyết sử dụng ký số điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ trên các thiết bị di động. Ngay trong phiên họp, Thủ tướng có thể ký ngay Quyết định để ban hành qua mạng và ngay lập tức tới tất cả Bộ, địa phương. Theo tính toán, việc vận hành có hiệu quả hệ thống này có thể giúp Chính phủ giảm ít nhất 30% thời gian các phiên họp.

Hệ thống này cũng có thể được tuỳ biến để triển khai cho các bộ, ngành và địa phương

Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, hệ thống này đã phục vụ thành công 12 cuộc họp phi giấy tờ của Chính phủ, giúp các đại biểu sử dụng tài liệu điện tử thay thế việc in ấn, sao chụp gần 50.000 tài liệu giấy; thực hiện xử lý 229 Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành hơn 6.183 phiếu lấy ý kiến giấy và 28.161 hồ sơ, tài liệu kèm theo.

Khi khai trương hệ thống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet”. Còn Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định đây là một trong những bước đi quan trọng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tại Sao Khuê 2020, Tập đoàn Viettel có tổng cộng 21 trên tổng số 112 giải thưởng được trao, với 2 giải thưởng thuộc Top 10 và cũng là đơn vị nhận được số lượng giải nhiều nhất. Đây cũng là năm Viettel có số lượng giải cao nhất trong lịch sử trao giải Sao Khuê, gần gấp đôi năm 2019. Riêng Viettel Solutions – thành viên của Tập đoàn Viettel, đơn vị phát triển e-Cabinet, đạt 4 giải thưởng tại Sao Khuê 2020.

Danh hiệu Sao Khuê – giải thưởng chuyên môn uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) dành cho Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia là sự khẳng định về đóng góp và tác động của hệ thống này môi trường kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của các chuyên gia.

Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Sao Khuê gồm sự tham gia của 37 chuyên gia công nghệ, kinh tế đầu ngành, dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng là TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Năm 2020, Hội đồng đã lựa chọn được 112 sản phẩm, giải pháp, dịch vụ để trao giải.    

Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003.

Các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Danh hiệu Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2020, Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2020 tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT, góp phần định hướng thị trường, giúp người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm, dịch vụ CNTT tốt nhất, đồng thời góp phần xây dựng sản phẩm phần mềm thương hiệu Việt Nam theo chiến lược Make in Vietnam do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra.

THEO NSS

Bài viết liên quan

29/02/2024

MSB tham dự diễn đàn chuyển đổi số 2023 tại Hải Phòng

Ngân hàng TMCP Hảng Hải Việt Nam (MSB) vừa tham dự Diễn đàn Chuyển đổi số TP. Hải Phòng năm [...]
29/02/2024

Hoàng Anh Tài “đỉnh cao toán học” từ chối cơ hội tại trời tây trở thành CEO Ông Bụt

Ngày 30/11/2023, sản phẩm Công nghệ Giáo dục Ông Bụt AI đã xuất sắc được vinh danh tại Lễ Trao [...]
05/01/2024

NTQ Solution và hành trình trở thành đối tác công nghệ của hàng trăm doanh nghiệp toàn cầu!

“Toàn cầu hóa” từ lâu đã trở thành một trong những mục tiêu cốt lõi của NTQ Solution xuyên suốt [...]
05/01/2024

Hunonic và Sứ Mệnh Tạo Nên Những Ngôi Nhà Thông Minh Hơn

Với sự phát triển của công nghệ thì nhà thông minh cũng theo đó mà xuất hiện nhiều hơn. Nhà [...]
04/01/2024

SVM Manager - Trợ thủ đắc lực của các nhà kinh doanh máy bán hàng tự động thông minh SVM

SVM Manager hay hệ thống quản lý máy bán hàng tự động thông minh SVM là giải pháp hiện đại [...]
04/01/2024

Smart RM do Hyperlogy và BAOVIET Bank triển khai nổi bật trên Phóng sự Sao Khuê nhờ ứng dụng Luồng quy trình động Smart Workflow trong quản lý hoạt động ngân hàng

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số của ngân hàng, Hyperlogy và BAOVIET Bank đã nhanh chóng triển khai giải [...]
04/01/2024

Cuộc Sống Hiện Đại Với Giải Pháp Nhà Thông Minh Hunonic

Nhà thông minh hiện nay đang mang tới cho người dùng những tiện ích vượt bậc. Cuộc sống hiện đại [...]
04/01/2024

Hai sản phẩm của EVNICT xuất sắc giành giải thưởng Sao Khuê 2023

Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) đã xuất sắc giành 03 giải Sao Khuê [...]